Bộ Điều Chỉnh Đường Cong-F (F-Curve Modifiers)
Tham Chiếu (Reference)
- Panel (Bảng):
Bộ điều chỉnh Đường Cong-F tương tự như bộ điều chỉnh đối tượng, ở chỗ chúng cho thêm các hiệu ứng phi-hủy hoại, có thể điều chỉnh được bất cứ lúc nào và được phân tầng lớp để tạo ra các hiệu ứng phức tạp hơn. Giống như bộ điều chỉnh đối tượng, bộ điều chỉnh Đường Cong-F được đánh giá từ trên xuống. Nói cách khác, bộ điều chỉnh đứng ở hàng đầu được tính toán đầu tiên và bộ điều chỉnh tiếp theo được tính toán theo thứ tự. Các bộ điều chỉnh có thể được di chuyển bằng cách kéo rê hộp bộ điều chỉnh ở trên cùng bên phải.
Bộ điều chỉnh có thể bị giải hoạt hoặc ẩn giấu đi bằng cách bật hộp kiểm trong tiêu đề bảng điều khiển của bộ điều chỉnh. Chúng có thể được xóa đi bằng cách sử dụng nút xóa trong tiêu đề bảng điều khiển của bộ điều chỉnh.
Thêm một Bộ Điều Chỉnh (Adding a Modifier)
Bảng điều khiển bộ điều chỉnh Đường Cong-F nằm trong vùng Thanh Bên. Chọn một đường cong bằng cách chọn một trong các điểm đường cong của nó hoặc bằng cách chọn danh sách kênh. Nhấp vào trình đơn "Thêm Bộ Điều Chỉnh" để chọn bộ điều chỉnh.
Thể Loại của Bộ Điều Chỉnh (Types of Modifiers)
Bộ Điều Chỉnh Hàm Sinh (Generator Modifier)
Trình sinh tạo kiến tạo một hàm đa thức. Đây là những công thức toán học cơ bản biểu thị đường thẳng, parabol và các đường cong phức tạp khác, tùy thuộc vào các giá trị được sử dụng.
- Chế Độ (Mode)
Phương pháp dùng để biểu diễn phương trình.
- Đa Thức Mở Rộng (Expanded Polynomial):
Phương trình ở dạng \(y = x^1 + x^2 + ... + x^n\).
- Đa Thức được Phân Thức (Factorized Polynomial):
Phương trình ở dạng \(y = (Ax + B) (Cx + D)\).
- Bổ Sung/Cộng (Additive)
Tùy chọn này làm cho bộ điều chỉnh được cộng thêm vào đường cong, thay vì thay thế nó theo mặc định.
- Theo Thứ Tự (Order)
Chỉ định bậc đa thức, hoặc lũy thừa cao nhất, của
X
cho đa thức này. (Số hệ số: 1.)Thay đổi các giá trị Hệ số để định hình lại đường cong.
Xem thêm
Xem Trang Bách Khoa Toàn Thư Mở (Wikipedia Page) để biết thêm thông tin về đa thức.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Bộ Điều Chỉnh Hàm Gắn Sẵn (Built-in Function Modifier)
Đây là các công thức bổ sung, mỗi công thức có các tùy chọn giống nhau để điều khiển hình dạng của chúng. Xin tham khảo tài liệu tham khảo toán học để biết thêm thông tin chi tiết về từng hàm một:
- Thể Loại (Type)
Hàm gắn sẵn để sử dụng.
- Bổ Sung/Cộng (Additive)
Tùy chọn này làm cho bộ điều chỉnh được cộng thêm vào đường cong, thay vì thay thế nó theo mặc định.
- Biên Độ (Amplitude)
Điều chỉnh tỷ lệ Y.
- Hệ Số Nhân Pha (Phase Multiplier)
Điều chỉnh tỷ lệ X.
- Dịch Chuyển Pha Sóng (Phase Offset)
Điều chỉnh dịch chuyển X.
- Giá Trị Dịch Chuyển (Value Offset)
Điều chỉnh dịch chuyển Y.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Bộ Điều Chỉnh Vỏ Bao (Envelope Modifier)
Cho phép bạn điều chỉnh hình dạng tổng thể của đường cong với các điểm điều khiển.
- Tham Chiếu (Reference)
Đặt giá trị Y mà vỏ bao được trung tâm hóa chung quanh.
- Tối Thiểu (Min)
Khoảng cách thấp hơn từ Giá Trị Tham Chiếu cho ảnh hưởng mặc định
1:1
.- Tối Đa (Max)
Khoảng cách thấp hơn từ Giá Trị Tham Chiếu cho ảnh hưởng mặc định
1:1
.- Thêm Điểm Điều Khiển (Add Control Point)
Thêm một tập hợp các điểm điều khiển. Chúng sẽ được tạo ra ở khung hình hiện tại.
- Điểm/Chấm (Point)
- Khung Hình (Frame)
Đặt số khung hình cho điểm điều khiển.
- Tối Thiểu (Min)
Chỉ định vị trí của điểm điều khiển thấp hơn.
- Tối Đa (Max)
Chỉ định vị trí của điểm điều khiển phía trên.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Bộ Điều Chỉnh Chu Kỳ Tuần Hoàn (Cycles Modifier)
Chu kỳ cho phép bạn cho thêm chuyển động tuần hoàn vào một đường cong có hai hoặc nhiều điểm điều khiển. Các tùy chọn có thể được đặt cho trước và sau đường cong.
Ghi chú
Bộ điều chỉnh chu kỳ chỉ có thể là bộ điều chỉnh đầu tiên.
- Chế Độ Trước, Sau (Before/After Mode)
- Không Tuần Hoàn (No Cycles):
Không lặp lại dữ liệu đường cong trước/sau.
- Nhắc Lại Chuyển Động (Repeat Motion):
Lặp lại dữ liệu đường cong, trong khi duy trì giá trị của chúng mỗi chu kỳ.
- Nhắc Lại với Dịch Chuyển (Repeat with Offset):
Lặp lại dữ liệu đường cong, nhưng dịch chuyển giá trị của điểm đầu tiên thành giá trị của điểm cuối cùng mỗi chu kỳ.
- Nhắc Lại Đối Xứng Hóa (Repeat Mirrored):
Mỗi chu kỳ, dữ liệu đường cong được đảp lật qua trục X.
- Số Lượng (Count)
Đặt số lần tái sử dụng dữ liệu. Giá trị 0 tuần hoàn dữ liệu vô hạn.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Đường Cong Tuần Hoàn Tầm Thường (Trivially Cyclic Curves)
Khi "Chế Độ Tuần Hoàn" cho cả hai đầu được đặt thành "Nhắc Lại Chuyển Động" hoặc "Nhắc Lại với Dịch Chuyển" và không có tùy chọn nào khác của bộ điều chỉnh được thay đổi so với mặc định của chúng thì nó xác định một chu kỳ vô hạn đơn giản.
Trường hợp đặc biệt này nhận được một số hỗ trợ bổ sung từ các khu vực khác của Blender:
Vị trí tay cầm Bézier tự động nhận biết chu kỳ tuần hoàn và điều chỉnh để đạt được sự chuyển tiếp suôn sẻ.
Có thể bật tùy chọn Khóa Hóa Cảnh Giác về sự Tuần Hoàn (Cycle-Aware Keying) để tính đến chu kỳ khi chèn thêm các khung khóa mới.
Bộ Điều Chỉnh Tạo Sóng Nhiễu (Noise Modifier)
Sửa đổi đường cong với một công thức nhiễu. Điều này rất hữu ích để tạo ra sự ngẫu nhiên tinh tế hoặc cực kỳ ngẫu nhiên cho các chuyển động hoạt họa, chẳng hạn như sự rung máy quay phim chẳng hạn.
- Kiểu Pha Trộn (Blend Type)
- Thay Thế (Replace):
Thêm chức năng nhiễu phạm vi -0.5 đến 0.5 vào đường cong.
- Cộng Thêm (Add):
Thêm chức năng nhiễu từ 0 đến 1 vào đường cong.
- Trừ (Subtract):
Trừ một hàm nhiễu từ 0 đến 1 cho đường cong.
- Nhân (Multiply):
Nhân phạm vi hàm nhiễu từ 0 đến 1 vào đường cong.
- Tỷ Lệ (Scale)
Điều chỉnh kích thước tổng thể của nhiễu. Các giá trị xa hơn 0 sẽ cho nhiễu ít hơn.
- Độ Đậm/Sức Mạnh/Cường Độ (Strength)
Dùng tỷ lệ gốc của các xương.
- Dịch Chuyển (Offset)
Dịch chuyển nhiễu trong thời gian.
- Pha [Sóng] (Phase)
Điều chỉnh mầm ngẫu nhiên của nhiễu.
- Chiều/Độ Sâu (Depth)
Điều chỉnh mức độ chi tiết của hàm nhiễu.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Bộ Điều Chỉnh Giới Hạn (Limits Modifier)
Giới hạn giá trị đường cong trong phạm vi X và Y được chỉ định.
- X, Y Tối Thiểu (Minimum X, Y)
Cắt một đường cong ở các phạm vi khung hình này và đặt giá trị nhỏ nhất của chúng tại các điểm đó.
- X, Y Tối Thiểu (Minimum X, Y)
Cắt ngắn các giá trị đường cong về một phạm vi.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.
Bộ Điều Chỉnh Nội Suy Bậc Thang (Stepped Interpolation Modifier)
Tạo cho đường cong có hình dạng bậc thang bằng cách làm tròn các giá trị xuống nội trong một phạm vi khung hình nhất định.
- Kích Thước Bước (Step Size)
Chỉ định số lượng khung hình để giữ mỗi khung hình.
- Dịch Chuyển (Offset)
Số lượng khung hình tham chiếu trước khi khung hình được duy trì. Sử dụng nắm giữ các nhịp điệu duy trì (1-3) so với (5-7).
- Khung Hình Đầu (Start Frame)
Hạn chế Bộ Điều Chỉnh để chỉ hoạt động trước khung hình "cuối" của nó.
- Khung Hình Cuối (End Frame)
Hạn chế Bộ Điều Chỉnh để chỉ hoạt động sau khung hình "đầu" của nó.
- Tác Động/Ảnh Hưởng (Influence)
Điều khiển lượng phần trăm ảnh hưởng của bộ điều chỉnh trên Đường Cong-F.
Hạn Chế Phạm Vi Khung Hình (Restrict Frame Range)
- Đầu/Cuối (Start/End)
Khung Hình mà hiệu ứng của bộ điều chỉnh bắt đầu/kết thúc.
- Pha Trộn Vào, Ra (Blend In, Out)
Số khung hình, tương ứng với các giá trị bắt đầu/kết thúc ở trên, bộ điều chỉnh cần để làm mờ dần vào/ra.