Giới Thiệu (Introduction)
Blender là một phần mềm đa năng được sử dụng để tạo mô hình, điêu khắc, vẽ 2D, hoạt họa và biên soạn video. Hầu hết công việc được thực hiện trong cái gọi là trình biên soạn: các công cụ để quan sát và sửa đổi công việc của bạn thông qua một phần đặc thù của Blender.
Có một số trình biên soạn có thể quản lý video Trình Tổng Hợp (Compositor), Trình Biên Soạn Đoạn Phim (Movie Clip Editor), Trình Biên Soạn Hình Ảnh (Image Editor) (chỉ dành cho các hình ảnh tĩnh), và Trình Phối Hình.
Phần này chỉ miêu tả giao diện của Trình Phối Hình, để đọc thêm về cách sử dụng Trình Phối Hình, xin hãy đọc phần Biên Soạn Phim Video (Video Editing).
Bố Trí của Thư Mục (Editor Layout)
Trình Phối Hình bao gồm nhiều vùng (xem hình 1). Chúng được miêu tả chi tiết hơn trong các phần tiếp theo. Hình 1 cho thấy kiểu xem kết hợp "Trình Phối Hình & Duyệt Thảo". Góc nhìn này có thể được chia thành các vùng sau:
- Tiêu Đề (Header)
Vùng này hiển thị các trình đơn và nút để tương tác với trình biên soạn. Tiêu đề thay đổi một chút tùy thuộc vào kiểu xem đã chọn (xem dưới đây).
- Duyệt Thảo (Preview)
Vùng này hiển thị đầu ra của Trình Phối Hình tại thời điểm của Đầu Chơi.
- Trình Phối Hình (Sequencer)
Vùng này hiển thị dòng thời gian để quản lý việc dựng phim của các dải.
- Tính Chất (Properties)
Vùng này hiển thị các tính chất của dải hoạt động. Được chia thành các bảng và thẻ. Bật hoặc tắt bằng phím N.
- Thanh Công Cụ (Toolbar)
Vùng này hiển thị danh sách các biểu tượng, nhấp vào một biểu tượng sẽ thay đổi công cụ đang hoạt động. Bật hoặc tắt bằng phím T.
Các Thể Loại Góc Nhìn (View Types)
Trình Phối Hình có ba kiểu góc nhìn có thể được thay đổi bằng trình đơn Kiểu Góc Nhìn (xem hình 1; trên cùng bên trái).
- Trình Phối Hình (Sequencer)
Xem dòng thời gian và tính chất dải.
- Duyệt Thảo (Preview)
Xem cửa sổ duyệt thảo và các tính chất duyệt thảo.
- Duyệt Thảo & Trình Phối Hình (Sequencer & Preview)
Góc nhìn kết hợp của bản duyệt thảo và dòng thời gian và tính chất của cả hai.
Mẹo
Có thể tạo nhiều phiên bản của bất kỳ loại góc nhìn nào trong một không gian làm việc duy nhất.
Hiệu Suất Thi Hành (Performance)
Hiệu suất chơi lại có thể được cải thiện thông qua một số phương pháp. Tác động lớn nhất đến hiệu suất là cho phép Trình Phối Hình lưu vào bộ nhớ đệm khi chơi lại. Có hai cấp độ bộ nhớ đệm, thứ nhất là bộ nhớ đệm RAM, tính năng này được bật theo mặc định nhưng có thể tăng lên dựa trên dung lượng RAM hiện có. Cấp độ bộ nhớ đệm tiếp theo là bộ đệm đĩa lưu trữ các dải được lưu trong bộ nhớ đệm trên đĩa. Bộ nhớ đệm trên đĩa thường có thể lưu vào bộ đệm nhiều hơn bộ nhớ đệm RAM, nhưng nó có thể chậm hơn. Cả hai tùy chọn bộ nhớ đệm này có thể được định cấu hình trong Cấu Hình (Preferences).
Một phương pháp khác để cải thiện hiệu suất là sử dụng Bản Đại Diện của Dải (Strip Proxies). Chúng được sử dụng để lưu hình ảnh hoặc phim vào bộ nhớ đệm trong một tập tin dễ chơi lại hơn bằng phương pháp giảm chất lượng hình ảnh đi thông qua việc làm giảm độ phân giải và/hoặc nén hình ảnh.