Thanh Bên (Sidebar)
Thanh Bên của Duyệt Thảo có thể được bật/tắt bằng Góc Nhìn (View) ‣ Thanh Bên (Sidebar) hoặc bằng phím tắt N.
Trình Phối Hình với hai thanh bên: Duyệt Thảo và Trình Phối Hình. hiển thị thanh bên của Duyệt Thảo, nhưng cũng là thanh bên của Trình Phối Hình. Trong thanh bên Duyệt Thảo, thẻ Góc Nhìn đang hoạt động và toàn bộ các bảng được mở rộng. Khu Vực An Toàn được bật và Chú Thích được thêm vào.
Công Cụ (Tool)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ Thẻ Công Cụ (Tool tab)
Hiển thị thông tin về công cụ (tool) đang hoạt động .
Góc Nhìn (View)
Sắp Đặt Khung Nhìn (View Settings)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Sắp Đặt Khung Nhìn (View Settings)
- Kích Thước Kết Xuất của bản Đại Diện (Proxy Render Size)
Kích thước để hiển thị các đại diện trong vùng duyệt thảo. Sử dụng kích thước duyệt thảo nhỏ hơn sẽ tăng tốc độ.
- Không Hiển Thị (No Display):
Tắt bộ xử lý tình trạng hủy bỏ.
- Kích thước cảnh (Scene Size):
Khớp kích thước đại diện với:ref:độ phân giải (resolution) <bpy.types.RenderSettings.resolution_y> kết xuất cuối cùng .
- 25%, 50%, 75%, 100%:
Các đại diện có kích thước bằng phần trăm đã chọn của dữ liệu đầu vào ban đầu.
- Sử Dụng Đại Diện (Use Proxies)
Sử dụng các tập tin được tối ưu hóa để rà quét nhanh hơn khi khả thi. Bản Đại Diện giới hạn độ chính xác trực quan của bản duyệt thảo bằng cách giảm độ phân giải duyệt thảo và sử dụng các bản sao nén của đầu vào.
- Nạp Sẵn các Khung Hình (Prefetch Frames)
Tự động đưa các khung hình sau khung hình hiện tại và bộ nhớ đệm ở đằng sau nền. Sử dụng điều này để đạt được tốc độ chơi lại nhất quán hơn. Tính năng này hiện không hỗ trợ hiển thị các dải Cảnh.
- Kênh (Channel)
Chọn kênh để hiển thị trong vùng duyệt thảo.
Kênh 0 là kết quả tổng hợp của toàn bộ các dải. Kênh 1 là hình ảnh của khung hình hiện tại chỉ từ dải trong kênh 1 (kênh 1 nằm ở cuối ngăn xếp). Màn hình của các chế độ này là tổng hợp (kênh 0) hoặc khung hình từ dải (kênh 1 đến kênh n).
- Hiển Thị Bị Quá Sáng (Show Overexposed)
Hiển thị các vùng quá sáng (sáng trắng) bằng cách sử dụng hoa văn ngựa vằn. Có thể điều chỉnh ngưỡng bằng thanh trượt.
Con Trỏ 2D (2D Cursor)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Con Trỏ 2D (2D Cursor)
Con trỏ 2D là vòng tròn trắng-đỏ có hình chữ thập được hiển thị trong vùng chính. Nó có thể được sử dụng bằng cách đặt Điểm Tựa (Pivot Point) thành "Con Trỏ 2D" để biến hóa toàn bộ các dải liên quan đến vị trí của con trỏ 2D.
Tầm nhìn của con trỏ 2D có thể được điều khiển bằng tùy chọn Con Trỏ 2D (2D Cursor) tùy chọn lớp vẽ lồng.
- Vị Trí X, Y (Location X, Y)
Vị trí của con trỏ 2D tương đối với tâm của vùng chính. Cạnh của hình ảnh sẽ phương pháp 0.5, vì vậy (0.5, 0.5) sẽ là góc trên cùng bên phải.
Vị trí của con trỏ 2D cũng có thể được đặt bằng công cụ Con Trỏ hoặc bằng kbd:Shift-NCP (RMB).
Vẽ Lồng Khung Hình (Frame Overlay)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Vẽ Lồng Khung Hình (Frame Overlay)
Tùy chọn để bật lớp vẽ lồng. Nó có thể sử dụng để so sánh khung hình hiện tại với khung hình tham chiếu.
- Đặt Địa Phận Vùng Vẽ Lồng (Set Overlay Region)
Chọn các giới hạn hình chữ nhật cho vùng vẽ lồng. Khu vực này có thể được xác định bằng cách nhấn phím O trên vùng duyệt thảo.
- Dịch Chuyển Khung Hình (Frame Offset)
Thanh trượt điều khiển dịch chuyển của khung hình tham chiếu tương đối với khung hình hiện tại.
- Kiểu Vẽ Lồng (Overlay Type)
Nó miêu tả phương pháp khung hình tham chiếu sẽ được hiển thị.
- Hình Chữ Nhật (Rectangle):
Có nghĩa là vùng hình chữ nhật của khung hình tham chiếu sẽ được hiển thị trên đỉnh của khung hình hiện tại.
- Tham Chiếu (Reference):
Chỉ khung hình tham chiếu là được hiển thị trong vùng duyệt thảo mà thôi.
- Hiện Tại (Current):
Chỉ khung hình hiện tại được hiển thị trong vùng duyệt thảo.
Mẹo
Chúng ta có thể mở một số Trình Phối Hình và họ có thể sử dụng các loại lớp vẽ lồng khác nhau. Vì vậy, có thể có các khung hình tham chiếu và hiện tại được hiển thị trong các không gian biên tập khác nhau.
- Khóa Lớp Lồng (Overlay Lock)
Vẫn có thể khóa hệ quy chiếu về vị trí hiện tại của nó.
Vùng An Toàn (Safe Areas)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Vùng An Toàn (Safe Areas)
Hiển thị các đường gióng để định vị các phần tử hòng đảm bảo rằng các phần quan trọng nhất của video có thể được nhìn thấy trên toàn bộ các màn hình.
Hiển thị Dải của Cảnh (Scene Strip Display)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Hiển Thị Dải của Cảnh (Scene Strip Display)
Nó cho phép bạn điều khiển phương pháp hiển thị hình ảnh của Các Dải của Cảnh (Scene Strips) trong vùng duyệt thảo.
- Shading (Tô Bóng)
Phương pháp kết xuất khung nhìn. Xem các tùy chọn về Tô Bóng của Cổng Nhìn (Viewport Shading) của Cổng Nhìn 3D.
- Vượt Quyền các Sắp Đặt của Cảnh (Override Scene Settings)
Sử dụng Cài đặt kết xuất Workbench (Workbench render settings) từ cảnh của Trình Phối Hình, "không phả" cài đặt kết xuất Workbench từ cảnh nguồn. Tùy chọn này chỉ khả dụng nếu kích hoạt tính năng tô bóng "lập thể".
Chú Thích (Annotations)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Góc Nhìn (View tab) ‣ Chú Thích (Annotations)
Cho phép bạn sử dụng Chú Thích (Annotations) trong Trình Phối Hình.
Siêu Dữ Liệu (Metadata)
Tham Chiếu (Reference)
- Trình Biên Soạn (Editor):
Trình Phối Hình (Video Sequencer)
- Thể Loại Góc Nhìn (View Type):
Duyệt Thảo (Preview)
- Panel (Bảng):
Thanh Bên (Sidebar) ‣ thẻ Siêu Dữ Liệu (Metadata tab)
Liệt kê thông tin đã được mã hóa trong dải phim hoặc hình ảnh đang hiển thị; lưu ý rằng đây là dải nằm dưới đầu chơi, "không phải là" dải đang hoạt động (đã chọn). Lưu ý, siêu dữ liệu này chỉ là thông tin để đọc mà thôi và không thể biên soạn trong Blender được. Siêu dữ liệu có thể bao gồm tên tập tin, ngày tạo, mô hình máy quay phim, v.v. Siêu dữ liệu được lưu từ một kết xuất của Blender cũng được hiển thị trong các trường thích hợp (máy quay phim, thời gian, v.v.; xin xem bài Đầu Ra Kết Xuất (Rendered Output) để xem được một danh sách đầy đủ. Một số chương trình đồ họa khác cũng lưu trữ một số siêu dữ liệu, tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể đọc văn bản được lưu trữ trong trường tiêu đề "Nhận Xét mà thôi"
Một số siêu dữ liệu này cũng có thể được hiển thị trong vùng Duyệt Thảo với lớp vẽ lồng Siêu Dữ Liệu (Metadata).
Mẹo
Để biên soạn các tập tin siêu dữ liệu, bạn có thể sử dụng một chương trình bên ngoài như exiftool. Ví dụ, lệnh thay đổi trường "Nhận Xét" là
exiftool --comments="My new comment" name-of-file.png
Ghi chú
Siêu dữ liệu sẽ chỉ được hiển thị cho dải hình ảnh/phim chứ không phải từ các dải được xử lý bởi bất kỳ dải hiệu ứng nào.Lấy ví dụ, việc cho thêm một dải hiệu ứng vào (làm Hừng Sáng chẳng hạn) sẽ ẩn giấu siêu dữ liệu khỏi góc nhìn. Đương nhiên, siêu dữ liệu không thể bị xóa khỏi tập tin. Ẩn giấu dải hiệu ứng đi thì sẽ hiển thị nó trở lại.