Pivot Point (Điểm Tựa)

PDT "Điểm Tựa:", sau đây gọi tắt là PP, là để nhằm cung cấp vị trí tâm cho xoay chiều và đổi tỷ lệ hình học chủ yếu trong Chế Độ Biên Soạn. Tuy thế, nó còn có thể được đặt tương đối với Hình Học Đối Tượng.

Trình đơn cho Điểm Tựa:

../../../_images/addons_pdt_pivot_1.png

Ở đây điểm tựa đã được đặt tương đối với điểm đỉnh đã chọn.

Các Thao Tác (Operations):

Hầu hết các thao tác chỉ hoạt động trong Chế Độ "Biên Soạn", vì vậy chúng sẽ chuyển sang màu xám nếu bạn đang ở bất kỳ một chế độ nào khác.

Bắt đầu từ trên cùng, hàng đầu tiên là nút "Hiển Thị Điểm Tựa" với ba trường cung cấp dữ liệu đầu vào nằm bên.

Để hiển thị "Điểm Tựa", nhấp chuột vào nút "Hiển Thị", để xóa nó, nhấn nút "Ẩn Giấu", Hiển Thị sẽ chuyển thành Ẩn Giấu khi "Điểm Tựa" được hiển thị.

Bạn vẫn có thể sử dụng vị trí của "Điểm Tựa", cho dù bạn có thể nhìn thấy nó hay không, nữa.

Ba dữ liệu cung cấp ở đầu vào là; "Hê Số Kích Thước" nằm trong khoảng từ 0.2 đến 2 và sẽ điều chỉnh kích thước tương đối của "Điểm Tựa". Bản thân "Điểm Tựa" được vẽ tương đối với tỷ lệ của Góc Nhìn 3D. Tiếp theo là "Chiều Rộng" và giá trị này xác định độ đậm của các cánh tay mũi tên của "Điểm Tựa", nằm trong khoảng từ 1 đến 5. Cuối cùng là "Alpha" và xác định độ trong mờ (Màu Alpha) của "Điểm Tựa", các giá trị nằm trong khoảng từ 0.2 đến 1.

Hàng tiếp theo hiển thị "Vị Trí Điểm Tựa", các giá trị có thể được nhập thủ công vào đây, song đồng thời chúng ta có thể dùng chuột, bấm giữ và “kéo rê” các hộp, để thay đổi các giá trị của chúng, và "Điểm Tựa" sẽ di chuyển khi bạn làm như vậy.

Trên hàng tiếp theo là nút "Lựa Chọn", nhằm sử dụng để định vị "Điểm Tựa" dùng vị trí của một tập hợp hình học đã được chọn. Nút ở giữa là "Con Trỏ", nhằm định vị "Điểm Tựa" tại vị trí của "Con Trỏ 3D". Nút nằm bên phải là "Tọa Độ Gốc", là nhằm định vị PP tại tọa độ gốc của "Đối Tượng" đã chọn, bạn phải có một Đối Tượng và đối tượng đó đã được chọn.

../../../_images/addons_pdt_pivot_2.png

Ở đây PP (sau khi bấm vào nút "Lựa Chọn") được đặt ở tâm của bề mặt đã chọn.

Hàng tiếp theo có nút "Xoay Chiều" và trường "Góc Độ". Nút này là nhằm để xoay chiều hình học đã chọn quanh "Điểm Tựa". Để làm được thành công thì đầu tiên phải đặt góc nhìn vào một chiều, trong các hướng đặt sẵn, như X, Y, Z, -X, -Y, -Z v.v. Rồi chọn hình mình muốn xoay chiều. Tiếp đó đặt "Góc Độ" và nhấp chuột vào nút Xoay Chiều". Hình học sẽ được xoay quanh Bình Diện của Góc Nhìn (một pháp tuyến của trục đối với màn hình của bạn).

../../../_images/addons_pdt_pivot_3.png

Ở đây, hình học được chọn đã được xoay 30º quanh PP.

Hàng tiếp theo có nút đổi "Tỷ Lệ" ở bên trái. Nút này được sử dụng để đổi tỷ lệ hình học đã chọn quanh "Điểm Tựa". Chức năng này sử dụng các hệ số đặt trong hàng cuối cùng, biểu hiện các giá trị X, Y và Z. Chúng ta đặt PP ở tọa độ mong muốn làm tâm của thao tác, chọn một góc nhìn nào để đặt bình diện làm việc, trước khi làm, rồi điền giá trị cho các trục mà chúng ta muốn đổi tỷ lệ của hình học được chọn. Phương pháp đổi tỷ lệ sẽ được thực hiện trên các "Trục" "Toàn Cầu". Trong Blender có nhiều phương pháp để đổi Tỷ Lệ quanh các trục khác nhau, vì vậy tôi quyết định không nhắc lại ở đây. Đây là chức năng tôi sử dụng nhiều nhất để đổi tỷ lệ.

Nút ở bên phải là "Con Trỏ về Điểm Tựa". Nó sẽ đưa "Con Trỏ 3D" tới vị trí của "Điểm Tựa", Việc làm này rất hữu ích nếu bạn muốn sử dụng các kỹ thuật khác của Blender để xoay chiều, đổi tỷ lệ, v.v. nhưng lại muốn sử dụng vị trí của PP.

Chúng ta không thể sử dụng "Điểm Tựa" để di chuyển hình học được. Hiện nay, trong Blender, chúng ta đã có đủ các phương pháp để thực hiện việc này rồi.

Thiết Lập Tỷ Lệ bằng Hai Giá Trị Đo Lường (Setting Scales by Two Measures):

Bên dưới, bạn sẽ thấy các ô nhập liệu "Khoảng Cách Tỷ Lệ (Scale Distance" & "Khoảng Cách Hệ Thống". Giá trị ở ô "Khoảng Cách Hệ Thống" chỉ là một bản sao của "Khoảng Cách" từ phần "Thiết kế PDT" mà thôi. Giá trị này có thể lấy được bằng nhiều phương pháp, một trong số các phương pháp đó là chọn hai điểm đỉnh và sau đó sử dụng công cụ "Đặt Góc Độ/Khoảng Cách 2D", được tìm thấy trong phần "Thiết kế PDT", hoặc bạn có thể chỉ cần tự mình nhập một giá trị vào là được.

Có những trường hợp bạn biết rằng một kích thước trong mô hình nào đó, giả sử khoảng cách giữa hai điểm đỉnh đo được là 14.3 đơn vị, và bạn biết giá trị này là sai. Bạn biết rằng một bộ phận, hoặc toàn bộ khung lưới cần được đổi tỷ lệ để kích thước của nó trở thành 16.2 chẳng hạn. Thay vì bạn phải tự tính toán hệ số tỷ lệ thì bạn chỉ cần điền 16.2 vào "Khoảng Cách Tỷ Lệ (Scale Distance", sau khi đặt "Khoảng Cách Hệ Thống" là 14.3, và hệ thống sẽ tự mình tính toán tỷ lệ cho bạn, trong trường hợp này, giá trị là 1.14085. Nếu bạn chỉ muốn đổi tỷ lệ trên một trục nào đó mà thôi thì hãy đặt hai trục còn lại là 1.

Sau đó, bạn sẽ chọn hình học cần thiết, đặt vị trí PP và sử dụng nút "Đổi Tỷ Lệ" của PP.

Đọc & Viết PP vào Đối Tượng (Read & Write PP to Object):

Bạn có thể viết vị trí PP vào "Đối Tượng" bằng cách sử dụng nút "Viết PP". Vị trí sẽ được lưu trữ dưới dạng "Tính Chất Tùy Chỉnh". Bạn sẽ được nhắc là phải xác nhận thao tác này, nhấp vào nút Chấp Nhận trên cửa sổ bật lên để chấp nhận thao tác này. Nếu bạn di chuyển con trỏ khỏi hộp thoại xác nhận thì bạn sẽ hủy thao tác đấy nhé. Tiện ích này cho phép bạn lưu trữ vị trí của PP, và nó có thể được đọc dễ dàng, đối với từng đối tượng một. Giá trị này có thể là vị trí tâm quay của trục thủy lực chẳng hạn, nơi mà bạn không muốn vị trí này cũng là tọa độ gốc của đối tượng.

Sau đó, bạn có thể đọc lại thông tin này để đặt vị trí của PP bằng nút "Đọc PP". Nếu Tính Chất Tùy Chỉnh không có ở đó, vì nó chưa được viết hoặc vì bạn đã xóa nó thì một thông báo lỗi sẽ hiển thị.

../../../_images/addons_pdt_pivot_4.png

Xác nhận cho Thao Tác Viết là điều cần thiết.

../../../_images/addons_pdt_pivot_5.png

Đây là tính chất tùy chỉnh được lưu trữ dựa trên Đối Tượng.