Giới Thiệu (Introduction)
Sau khi hoạt họa cho một số tính chất trong Blender bằng cách sử dụng các khung khóa, bạn có thể biên soạn các đường cong tương ứng của chúng. Khi một cái gì đó được "hoạt họa" thì nó sẽ thay đổi theo thời gian. Đường cong này được hiển thị dưới dạng một đối tượng, vốn được gọi là Đường Cong-F. Về cơ bản những gì Đường Cong-F làm là một phép nội suy giữa hai tính chất hoạt họa. Trong Blender, hoạt họa một đối tượng có nghĩa là thay đổi một trong các tính chất của nó, chẳng hạn như vị trí của đối tượng hoặc tỷ lệ của nó.
Như đã đề cập, đơn vị thời gian cơ bản của Blender là "khung hình", thường kéo dài chỉ trong một phần giây, tùy thuộc vào "tốc độ khung hình" của cảnh. Vì hoạt họa bao gồm các thay đổi tịnh tiến, xảy ra trên nhiều khung hình, và theo lệ thường các tính chất này "không" được sửa đổi một cách thủ công "từng khung hình một", bởi vì:
Nó sẽ mất rất nhiều thời gian!
Việc đạt được các biến thể mượt mà của tính chất là một việc rất khó đạt được (trừ khi bạn tính toán các hàm toán học và tự nhập một giá trị chính xác cho mỗi khung hình, tức một việc làm điên rồ).
Đây là lý do tại sao gần như toàn bộ hoạt họa trực tiếp được thực hiện bằng cách sử dụng "nội suy".
Ý tưởng thực ra rất đơn giản: bạn xác định một vài Khung Khóa, tức cái có nhiều khung hình nằm cách nhau. Giữa các khung khóa này, các giá trị của tính chất được Blender tính toán (nội suy) và được điền vào. Do đó, khối lượng công việc của các nhà làm phim hoạt họa được giảm đi một cách đáng kể.
Ví dụ, nếu bạn có:
Một điểm điều khiển có giá trị 0 tại khung hình 0,
một giá trị khác của giá trị 10 ở khung hình 25,
và bạn sử dụng phép nội suy tuyến tính thì sau đó, ở khung hình 5, chúng ta nhận được giá trị là 2.
Tương tự đối với toàn bộ các khung hình trung gian: chỉ với hai điểm, bạn sẽ có được mức tăng tiến mượt mà từ (0 lên 10) dọc theo 25 khung hình. Rõ ràng là nếu bạn muốn khung hình 15 có giá trị là 9, bạn sẽ phải thêm một điểm điều khiển khác (hoặc khung khóa)...
Chiều Hướng của Thời Gian (Direction of Time)
Mặc dù các Đường Cong-F rất giống với Bézier (Đường Cong Bézier), nhưng có một số khác biệt quan trọng.
Vì những lý do hiển nhiên, một tính chất được đại diện bởi một đường cong không thể có nhiều hơn "một" giá trị tại một thời điểm nhất định, do đó:
Khi bạn di chuyển một điểm điều khiển đi trước điểm điều khiển mà trước đó, nó đã đi trước điểm bạn đang di chuyển thì hai điểm điều khiển sẽ đổi thứ tự của chúng trong đường cong biên soạn, để tránh đường cong quay ngược thời gian.
Vì lý do trên, chúng ta không thể có một Đường Cong-Đường Cong-F đóng kín.