Biên Soạn (Editing)
Ngoài việc có nhiều siêu đối tượng trong cùng một gia đình, bạn còn có thể có một số siêu đối tượng cơ bản trong cùng một đơn đối tượng nữa (chỉ cần cho thêm một số trong khi ở trong Chế Độ Biên Soạn). Mỗi cái sẽ là một phần tử, có hình dạng riêng, vòng chỉnh sửa (trong cổng nhìn) cùng các cài đặt.
Xóa Phần Tử (Deleting Elements)
Tham Chiếu (Reference)
- Tổ Hợp Phím Tắt (Shortcut):
X, Xóa (Delete)
Bạn chỉ có thể xóa phần tử đang hoạt động mà thôi, không có tùy chọn nào khác ở đây cả.
Chuyển Đổi (Conversion)
Để chuyển đổi siêu đối tượng thành khung lưới thực, xin hãy sử dụng Chuyển Đổi (Convert) trong Chế Độ Đối Tượng.
Gia Đình Đối Tượng (Object Families)
"gia đình" là một cách để nhóm lại vài siêu đối tượng, tạo ra một cái gì đó rất giống với việc có một số siêu đối tượng nằm cùng bên trong một đối tượng.
Nó được xác định bởi phần bên trái của tên đối tượng (phần trước dấu chấm đầu tiên). Hãy nhớ rằng, tên của đối tượng, trong hầu hết các bảng, là tên trong trường "Tên Đối Tượng", "không phải" trường "Tên Siêu Cầu", là tên của khối dữ liệu siêu đối tượng... Ví dụ: phần "gia đình" của "MetaPlane.001" là "MetaPlane". Mỗi siêu đối tượng trong cùng một "gia đình" liên kết với nhau như được thảo luận dưới đây.
Các gia đình siêu đối tượng được điều khiển bởi một siêu đối tượng "cơ sở", xác định bằng tên đối tượng "mà không" có dấu chấm trong đó. Ví dụ: nếu chúng ta có ba siêu đối tượng được gọi là MetaThing
, MetaThing.001
, MetaThing.round
, siêu đối tượng "cơ sở" sẽ là MetaThing
.
Siêu đối tượng "cơ sở" xác định nền tảng, độ phân giải, ngưỡng "chủ sở hữu"nd)`" các phép biến đổi. Nó cũng có khu vực nguyên vật liệu và chất liệu nữa. Hiểu theo một nghĩa khác, siêu đối tượng "cơ sở" là "chủ sở hữu" của các siêu đối tượng khác trong gia đình (nghĩa như thể là các siêu đối tượng khác được "được bao gồm" hoặc hội nhập vào siêu đối tượng cơ sở).
Gợi ý
Khi làm việc với nhiều cảnh thì hãy cẩn thận đặt tên cho các siêu đối tượng của bạn để "cơ sở" luôn nằm trong cùng một cảnh với các siêu đối tượng khác.
Nếu không làm như vậy thì sẽ tạo ra các hành xử khó hiểu (như các siêu đối tượng vô hình chẳng hạn).
Một Số Ví Dụ (Examples)
Hình minh hoạ Siêu cầu cơ sở. hiển thị siêu đối tượng "cơ sở" có nhãn là "B". Hai đối tượng "Siêu Đối Tượng" còn lại là "con cái". Vòng lựa chọn của con em luôn luôn có màu đen, trong khi khung lưới của nhóm có màu da cam. Bởi vì các siêu đối tượng được nhóm lại cho nên chúng tạo thành một khung lưới thống nhất, tức cái luôn luôn có thể chọn được bằng cách chọn khung lưới của bất kỳ siêu đối tượng nào trong nhóm.
Ví dụ, trong hình minh họa Siêu cầu cơ sở., chỉ có hình cầu dưới (hình cầu phụ huynh) là được chọn và bạn thấy rằng cả khung lưới ph"và"nh và toàn bộ các khung lưới con em là được nêu bật.
Đối tượng siêu "cơ sở" điều khiển quá trình "đa giác hóa" (cấu trúc khung lưới) cho nhóm, và như vậy, cũng đồng thời điều khiển quá trình đa giác hóa các siêu đối tượng con em (phi cơ sở). Nếu chúng ta biến hoá siêu đối tượng "cơ sở" thì sự đa giác hóa của con em cũng sẽ thay đổi. Song, nếu chúng ta biến hoá các con em thì sự đa giác hóa sẽ được giữ nguyên, không thay đổi.
Gợi ý
Thảo luận về "đa giác hóa" này "không" có nghĩa là các khung lưới khác nhau không biến dạng về phía hoặc rời xa nhau (các siêu đối tượng luôn luôn ảnh hưởng nhau theo cách thông thường, nội trong cùng một họ).
Nói đúng hơn, nó có nghĩa là cấu trúc khung lưới nền tảng chỉ thay đổi khi đối tượng cơ sở biến hoá mà thôi. Ví dụ, nếu bạn đổi tỷ lệ bản "cơ sở" thì cấu trúc khung lưới của con em cũng sẽ thay đổi.
Trong hình minh họa Đổi tỷ lệ "cơ sở"., bản "cơ sở" được thu nhỏ lại, có tác dụng đổi tỷ lệ cấu trúc lưới của mỗi đối tượng con em. Như bạn có thể thấy, độ phân giải khung lưới của con em đã tăng lên, trong khi phần "cơ sở" lại giảm đi. Các đối tượng con em "phủ định/không" thay đổi kích thước!