Bộ Điều Chỉnh Bool (Boolean Modifier)

Bộ điều chỉnh "Lôgic Bool [Boolean]" thực hiện các thao tác trên các khung lưới mà hiện thời quá phức tạp để biên soạn thủ công với ít công sức nhất mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. Nó sử dụng một trong ba phép toán Lôgic Bool [Boolean] có sẵn để tạo một đơn khung lưới từ ​​hai đối tượng:

../../../_images/modeling_modifiers_generate_booleans_union-intersect-difference-examples.png

Thao tác Hợp Nhất, Giao CắtHiệu giữa Khối Lập Phương và một Hình Cầu UV, với bộ điều chỉnh được áp dụng cho hình cầu và sử dụng hình lập phương làm mục tiêu.

Bộ điều chỉnh này cần một đối tượng khung lưới thứ hai, hoặc tập hợp các đối tượng khung lưới, làm mục tiêu (toán hạng thứ hai) của phép toán.

Cảnh báo

Chỉ có khung lưới Manifold (Đa Tạp) mới đảm bảo là thao tác cho kết quả đúng đắn mà thôi, các trường hợp khác (đặc biệt là khung lưới "mở", Non-manifold (Phi đa tạp) song không có bất kỳ sự giao cắt bản thân nào) cũng thường cho kết quả hoạt động tốt, song có thể gây ra các trục trặc và giả tượng trong một số trường hợp.

Mẹo

Nếu bạn đã đánh dấu các đối tượng của mình để hiển thị các cạnh (trong Tính Chất (Properties) ‣ Các Tính Chất của Đối Tượng (Object Properties) ‣ Hiển Thị của Cổng Nhìn (Viewport Display), bật "Khung Dây"), bạn sẽ thấy quá trình kiến tạo cạnh trong khi di chuyển các đối tượng của mình xung quanh. Tùy thuộc vào cấu trúc liên kết lưới của bạn, bạn cũng có thể bật X-QuangĐộ trong và quan sát quá trình cấu trúc liên kết được kiến tạo trong thời gian thực.

Các Tùy Chọn (Options)

../../../_images/modeling_modifiers_generate_booleans_panel.png

Bộ điều chỉnh Lôgic Bool [Boolean].

Giao Cắt (Intersect)

Mọi thứ bên trong cả hai khung lưới, khung lưới mục tiêu và khung lưới đã sửa đổi đều được giữ lại. Nếu đích là một tập hợp, thì chỉ phần bên trong của "toàn bộ" các khung lưới được giữ lại mà thôi.

Hợp Nhất (Union)

Khung lưới mục tiêu hoặc tập hợp sẽ được thêm vào khung lưới kết quả, loại bỏ bất kỳ bề mặt bên trong nào vốn có.

Hiệu (Difference)

Khung lưới mục tiêu, hoặc tập hợp các khung lưới, sẽ được khấu trừ khỏi khung lưới kết quả (mọi thứ "bên ngoài" khung lưới mục tiêu hoặc tập hợp đều được giữ lại).

Thể Loại Toán Hạng (Operand Type)

Chọn thể loại toán hạng (đích).

Object (Đối Tượng)

Mục tiêu là một đối tượng khung lưới.

Collection (Tập Hợp)

Mục tiêu là một tập hợp. Khi mục tiêu là một tập hợp và Trình Giải NghiệmNhanh thì tùy chọn Bản Thân Giao Cắt không được phép hoạt động.

Object (Đối Tượng)

Tên của đối tượng khung lưới mục tiêu.

Collection (Tập Hợp)

Tên của tập hợp mục tiêu (có thể để trống nếu Trình Giải NghiệmChính Xác, và bố trí này có thể khá hữu ích khi kết hợp với tùy chọn Bản Thân Giao Cắt).

Trình Giải Nghiệm (Solver)

Thuật toán được sử dụng để tính toán các vùng giao cắt Bool.

Nhanh (Fast)

Sử dụng trình giải nghiệm toán học đơn giản song mang lại hiệu suất tốt nhất; Đương nhiên, trình giải nghiệm này thiếu sự hỗ trợ cho các hình học chồng gối lên nhau.

Chính Xác (Exact)

Sử dụng một trình giải nghiệm toán học phức tạp, tức cái mang lại kết quả tốt nhất và có hỗ trợ đầy đủ cho các hình học chồng chéo lên nhau; song bộ giải này chậm hơn nhiều so với "Trình Giải Nghiệm Nhanh".

Các Tùy Chọn của Trình Giải Nghiệm (Solver Options)

Self Exact Solver

Tính toán chính xác các trường hợp khi một hoặc cả hai toán hạng tự giao cắt, chức năng này cần nhiều tính toán hơn cho nên sẽ làm cho nó chậm hơn.

Dung Sai về Lỗ Hổng (Hole Tolerant) Trình Giải Nghiệm Chính Xác (Exact Solver)

Tối ưu hóa đầu ra Lôgic Bool [Boolean] đối với hình học Non-manifold (Phi đa tạp) song mất nhiều thời gian tính toán hơn. Do tác động đến hiệu suất hoạt động cho nên tùy chọn này chỉ nên được bật khi trình giải nghiệm "Chính Xác" chứng minh có lỗi với hình dạng phi đa tạp.

Giới Hạn Đè Gối lên Nhau (Overlap Threshold) Trình Giải Nghiệm Nhanh (Fast Solver)

Khoảng cách tối đa giữa hai bề mặt để cân nhắc là chúng chồng gối lên nhau. Chức năng này giúp giải quyết hạn chế của trình giải nghiệm này, nếu kết quả Lôgic Bool [Boolean] trông có vẻ không phải như cái gì mình mong đợi thì hãy thử sử dụng trình giải nghiệm chính xác xem.