Tính Chất (Properties)

Toàn bộ các siêu đối tượng của cùng một gia đình (family) trong một cảnh sẽ tương tác với nhau. Các cài đặt trong phần "Siêu Cầu" áp dụng cho toàn bộ các siêu đối tượng của gia đình đang hoạt động. Trong Chế Độ Biên Soạn, bảng "Phần Tử đang Hoạt Động" được hiển thị cho quá trình biên soạn (editing) các phần tử siêu cầu cá nhân.

Siêu Cầu (Metaball)

Tham Chiếu (Reference)

Chế Độ (Mode):

Chế Độ Đối Tượng và Chế Độ Biên Soạn

Panel (Bảng):

Tính Chất (Properties) ‣ Siêu Cầu (Metaball) ‣ Siêu Cầu (Metaball)

../../_images/modeling_metas_properties_metaball-panel.png

Tính Chất Dữ Liệu.

Độ Phân Giải của Cổng Nhìn (Resolution Viewport)

Điều khiển độ phân giải của khung lưới kết quả do các đối tượng "Siêu Đối Tượng" tạo ra. Độ phân giải Cổng nhìn 3D của khung lưới sinh tạo; từ mịn màng nhất đến thô nhất.

Render (Kết Xuất)

Độ phân giải kết xuất của khung lưới sinh tạo; mịn màng nhất đến thô nhất.

Mẹo

Một cách để xem cấu trúc toán học nền tảng là giảm "Độ Phân Giải", tăng "Ngưỡng" và đặt "Độ Cứng" (xem dưới đây) cao hơn Ngưỡng một chút. Hình minh họa Cấu trúc nền tảng. là một siêu khối lập phương với cấu hình đề cập ở trên được áp dụng như sau: "Độ Phân Giải" 0.410, "Ngưỡng" 5.0 và "Độ Cứng" cao hơn một chút là 5.01.

../../_images/modeling_metas_properties_underlying-structure.png

Cấu trúc nền tảng.

../../_images/modeling_metas_properties_underlying-structure-shape.png

Hình dạng siêu khối lập phương.

Bạn có thể thấy rõ cấu trúc hình khối cơ sở tạo ra hình dạng cho siêu khối lập phương.

Giới Hạn Tác Động (Influence Threshold)

Xác định mức độ ảnh hưởng của bề m"tác động/ảnh hưởng"đối tượng với các siêu đối tượ"mức trường"iều khiển mức trường mà bề mặt được tính toán. Cài đặt này là cài đặt t"Siêu Đối Tượng"u cho một nhóm các đối tượng siêu đối tượng. Khi ngưỡng tăng lên thì ảnh hưởng của mỗi siêu đối tượng lên nhau cũng vậy.

Có hai loại tác động/ảnh hưởng (influence): "dương" hoặc "âm".

Cập Nhật khi Biên Soạn (Update on Edit)

Trong khi biến hoá các siêu đối tượng (di chuyển, đổi tỷ lệ, v.v.), bạn có bốn "chế độ" hình dung trực quan.

Chức năng này sẽ giúp bạn nếu bạn gặp khó khăn (các siêu đối tượng đòi hỏi khá nhiều công suất tính toán ...), song với máy tính hiện đại thì điều này sẽ không phải là một cản trở, trừ khi bạn sử dụng rất nhiều siêu đối tượng, hoặc với độ phân giải rất cao...

Luôn Luôn (Always):

Hiển thị toàn phần siêu đối tượng trong quá trình biến hoá.

Một Nửa (Half):

Trong quá trình biến hoá, hiển thị siêu đối tượng với một nửa độ phân giải "Cổng Nhìn" của nó.

Nhanh (Fast):

Không hiển thị siêu đối tượng trong quá trình biến hoá.

Không Bao Giờ (Never):

Không bao giờ hiển thị khung lưới siêu đối tượng (không phải là một tùy chọn đáng khuyến nghị, vì khung lưới siêu chỉ thấy được tại thời điểm kết xuất mà thôi!).

Phần Tử đang Hoạt Động (Active Element)

Tham Chiếu (Reference)

Chế Độ (Mode):

Chế Độ Biên Soạn (Edit Mode)

Panel (Bảng):

Tính Chất (Properties) ‣ Siêu Cầu (Metaball) ‣ Phần Tử đang Hoạt Động (Active Element)

../../_images/modeling_metas_properties_active-element-panel.png

Bảng phần tử đang hoạt động.

Các cài đặt này chỉ áp dụng cho phần tử siêu cầu đã chọn mà thôi.

Thể Loại (Type)

Đổi hình dạng cơ bản (primitive shape) của siêu đối tượng.

Độ Cứng (Stiffness)

Điều khiển phạm vi ảnh hưởng đối với các cá nhân phần tử siêu cầu riêng biệt, không giống như "Giới Hạn Tác Động" kiểm soát mức độ ảnh hưởng cho toàn bộ gia đình siêu đối tượng (meta family). Chức năng này, về cơ bản, xác định mức độ nhạy cảm của một siêu đối tượng để bị ảnh hưởng bởi các siêu đối tượng khác. Với độ cứng thấp, siêu đối tượng sẽ biến dạng từ khoảng cách xa hơn. Giá trị cao hơn có nghĩa là siêu đối tượng cần phải gần với một siêu đối tượng khác để khởi đầu hợp nhất. "Độ Cứng" được hiển thị bằng "đường tròn màu xanh lục" và có thể được chọn đồng đổi tỷ lệ (scaled) nhằm thay đổi giá trị "Độ Cứng".

Để nhìn thấy được thì "Độ Cứng" phải lớn hơn giá trị "Ngưỡng" một chút.

../../_images/modeling_metas_editing_stiffness.png

Siêu cầu bên trái có giá trị "Độ Cứng" nhỏ hơn siêu cầu bên phải.

Bán Kính (Radius)

Điều khiển kích thước đối tượng của siêu cầu. Chức năng này hoạt động giống như đổi tỷ lệ siêu cầu trong Chế Độ Đối Tượng. "Bán Kính" được trực quan hóa bằng "vòng màu trắng" và có thể được lựa chọn và đổi tỷ lệ (scaled) để đồng thời đổi giá trị "Bán Kính".

Âm (Negative)

Điều khiển ảnh hưởng sẽ là "dương" hay "âm".

Ảnh hưởng "dương" được định nghĩa là một lực hút, có nghĩa là các khung lưới sẽ kéo gần lại với nhau khi các "các vòng ảnh hưởng" giao cắt. Hiệu ứng ngược lại sẽ là một ảnh hưởng "âm" khi các vật đẩy nhau ra.

Ghi chú

Nếu siêu cầu có ảnh hưởng "Âm" thì siêu đối tượng không nhìn thấy được trong Cổng Nhìn 3D, chỉ các vòng tròn xung quanh là hiển thị mà thôi.

../../_images/modeling_metas_editing_family.png

Ảnh hưởng dương của ba siêu cầu.

../../_images/modeling_metas_editing_negative-influence.png

Ảnh hưởng âm của một siêu cầu; đầu tiên là âm và thứ hai là dương.

Ẩn Giấu (Hide)

Như trong Hiện/Ẩn Giấu (Show/Hide) trong Chế Độ Đối Tượng, bạn có thể ẩn giấu (các) siêu đối tượng đã chọn, và sau đó hiển thị những gì đã ẩn giấu. Chức năng này rất hữu ích để làm rộng dọn dẹp góc nhìn của bạn sạch sẽ đi một chút.

Ghi chú

  • Ẩn giấu siêu đối tượng không "duy" ẩn giấu không thôi mà còn vô hiệu hóa nó khỏi những tính toán siêu đối tượng nữa, chức năng này sẽ ảnh hưởng đến hình học cuối cùng.

  • Hai vòng nhẫn màu đỏ và xanh lá cây luôn luôn hiển thị trong Chế Độ Biên Soạn, và đồng thời là vòng tròn lựa chọn trong Chế Độ Đối Tượng.